Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Sự kế thừa và phát triển của D.Ricardo trong học thuyết giá trị của A.Smith?

D.Ricardo đã kế thừa những nhân tố khoa học và gạt bỏ những sai lầm trong học thuyết giá trị của A. Smith
Kế thừa: Phân biệt rõ ràng hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị trao đổi và giá trị sử dụng, Ông cho rằng: Tính hữu ích không phải là thước đo giá trị trao đổi mà chỉ là điều kiện cần thiết cho giá trị trao đổi, nếu một vật không có ích cho ai cả thì nó sẽ không có giá trị trao đổi. Theo ông, giá trị trao đổi chịu ảnh hưởng của hai nhân tố: Số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra chúng và tính chất hiếm có của nó.

Phát triển: Ông đã gạt bỏ sai lầm của A. Smith về giá trị và cho rằng giá trị hàng hóa do lao động hao phí quyết định không chỉ đúng trong kinh tế hàng hóa giản đơn, mà còn đúng trong nền kinh tế hàng hóa phát triển (kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa). Khẳng định hao phí lao động để sản xuất ra các hàng hóa không phải chỉ có lao động trực tiếp chi phí vào việc sản xuất ra các hàng hóa đó mà còn có cả lao động trước đó như: máy móc, nhà xưởng, công trình sản xuất tạo ra.
Ông cũng phê phán A.Smith cho rằng, giá trị là do các nguồn thu nhập hợp thành (tiền công, lợi nhuận, địa tô). Theo ông giá trị hàng hóa không phải do các nguồn thu nhập hợp thành, mà ngược lại được phân thành các nguồn thu nhập.

D.Ricardo cho rằng, khi năng suất lao động trong một phân xưởng tăng lên thì khối lượng sản phẩm làm ra tăng lên, nhưng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Giá cả hàng hóa là giá trị trao đổi của nó được biểu hiện bằng tiền, còn giá trị được đo bằng số lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa. Ông đã phân biệt được giá trị với giá trị trao đổi khi coi giá trị trao đổi là giá trị tương đối. Giá cả tự nhiên không phải là giá cả thông thường mà là một giá cả cần thiết để thường xuyên thỏa mãn được lượng cầu với một lợi nhuận thông thường. Như vậy, Ông đã tiếp cận được với giá cả sản xuất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét