Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Sự phê phán và kế thừa của C.Mác về lý thuyết tiền công của các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển?

Cũng như các lý thuyết kinh tế khác trong kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh, C. Mác đã phê phán, kế thừa lý thuyết về tiền công trên các nội dung cơ bản sau
Phê phán:
Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển Anh không phân biệt được lao động và sức lao động, nên đã cho rằng tiền công là giá cả của lao động, chưa thấy được tiền công là giá cả của sức lao động, W. Petty đã không biết đến mối quan hệ giữa tiền công và giá trị sức lao động nên đã cho rằng tiền công tỷ lệ nghịch với giá cả lúa mì (giá trị tư liệu tiêu dùng). Không biết đến tính chất lịch sử của tiền công, họ coi tiền công là phạm trù vĩnh viễn, nên đã cho tiền công là phạm trù đặc trưng cho tất cả các giai đoạn phát triển kinh tế và cho rằng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chỉ có sự thay đổi về lượng mà thôi.

Tuy đã thấy tiền công mâu thuẫn với lợi nhuận nhưng do đứng trên lập trường của giai cấp tư sản nên họ đã cho rằng tiền công chỉ ở mức tối thiểu để buộc công nhân phải phụ thuộc vào nhà tư bản.
Kế thừa
Tiền công là một bộ phận của giá trị do lao động của người công nhân tạo ra. tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động. Tiền công mâu thuẫn với lợi nhuận. Tiền công tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại.
Xác định tiền công tối thiểu, cơ sở của tiền công là giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để nuôi sống người công nhân, con cái của anh ta, đảm bảo tiếp tục duy trì và tái sản xuất sức lao động.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền công: theo C. Mác thì cung - cầu lao động, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm của công việc, tính chất nghề nghiệp, yếu tố lịch sử, truyền thống dân tộc đều ảnh hưởng đến tiền công.

C. Mác cũng đã kế thừa sự phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế trong học thuyết của A. Smith

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét