Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Sự khác nhau trong phương pháp nghiên cứu giá trị thặng dư của C. Mác và các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh?

 Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định trong nghiên cứu giá trị thặng dư, nhưng những thành tựu mà các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh phân tích đó chỉ là những hình thái cụ của giá trị thặng dư: Lợi nhuận, lợi tức, địa tô.

Sau này, C. Mác đã tiến hành nghiên cứu giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý của nó, đây chính là sự khác biệt trong phương pháp nghiên cứu giá trị thặng dư của C. Mác so với các nhà kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh. Ông cho rằng, giá trị thặng dư là giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm đoạt.
 Như vậy, C. Mác đã vạch được nguồn gốc giá trị thặng dư, từ đó phân tích một cách sâu sắc bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, là bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê. Ông diễn tả được quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư về mặt chất, mặt lượng và chỉ ra quy luật vận động của nó.
 C. Mác đã vạch ra bản chất của tiền lương tư bản chủ nghĩa là giá cả của sức lao động chứ không phải là giá cả của lao động. Nhờ đó, chỉ ra được bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa thông qua phạm trù tiền lương.
Ông phân tích một cách sâu sắc và khoa học các hình thái giá trị thặng dư: lợi nhuận, lợi tức, địa tô, đã làm rõ cái bề ngoài giả dối tựa hồ như: tiền lương là giá cả của lao động, lợi nhuận là do tư bản, địa tô do ruộng đất  còn lợi tức là do tiền tệ sinh ra.
Đồng thời C. Mác đã vạch ra cơ chế chuyển hoá giá trị thặng dư thành lợi nhuận và lợi nhuận bình quân, giá trị hàng hoá thành giá cả sản xuất trong điều kiện tự do cạnh tranh, từ đó làm cơ sở lý luận để giải quyết vấn đề địa tô tuyệt đối, điều mà các nhà kinh tế trước không thể giải quyết được.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét