Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Tính khoa học và tầm thường trong luận điểm “Đất là mẹ, lao động là cha của của cải” của W.Petty?

W.Petty là nhà kinh tế học người Anh. Học thuyết của ông thể hiện tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương và thế giới quan của kinh tế chính trị tư sản cổ điển. Trong nghiên cứu về giá trị hàng hóa, ông nêu luận điểm "Đất là mẹ, lao động là cha của của cải".  

Như vậy, đứng trên khía cạnh là nguồn gốc tạo ra của cải, luận điểm này cho thấy có hai nhân tố tạo ra của cải, đó là đất đai và lao động. Trong đó đất đai có vai trò trực tiếp sinh ra của cải, còn lao động chỉ là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất ra của cải mà thôi.
Luận điểm đó là đúng nếu hiểu của cải là những sản phẩm vật chất, là những giá trị sử dụng. Vì quá trình sản xuất ra của cải vật chất là quá trình kết hợp giữa tự nhiên với lao động, quá trình con người tác động vào tự nhiên, cải biến các vật tự nhiên thành các sản phẩm vật chất phục vụ cho nhu cầu của con người. Thiếu một trong hai nhân tố này, không thể sản xuất ra của cải.
Tuy nhiên, đứng trên phương diện xem xét về nguồn gốc của giá trị thì luận điểm này là sai. Giá trị hàng hóa phải là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, nó bao gồm cả lao động quá khứ và lao động sống, còn các yếu tố vật chất chỉ là điều kiện để lao động vật hóa.

Hiểu theo cách này thì luận điểm của W.Petty lại mâu thuẫn với chính quan niệm của ông khi cho rằng giá trị là do lao động hao phí tạo ra. Sở dĩ hiểu như vậy bởi vì ông là người theo chủ nghĩa trọng thương, đã đồng nhất của cải với tiền, cho rằng tiền là 100% của của cải, sự giàu có bằng tiền là sự giàu có muôn đời, vĩnh viễn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét