Thứ Tư, 9 tháng 11, 2016

Nội dung cơ bản của chủ nghĩa Trọng thương Tây Âu?

      Chủ nghĩa trọng thương ra đời và tồn tại vào giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế ở các nước Tây Âu giai đoạn này. Nó là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng kinh tế tư sản trong giai đoạn tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa nhằm chống lại tư tưởng kinh tế phong kiến và bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản thương nghiệp. Tư tưởng cơ bản của họ được thể hiện trên những nội dung cơ bản sau:

       Thứ nhất: Đánh giá cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng, bạc) là tiêu chuẩn của của cải, là tài sản thực sự của một quốc gia. Theo họ, một xã hội giàu có là phải có được nhiều tiền; sự giàu có tích lũy dưới hình thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng thêm khối lượng tiển tệ.
      Thứ hai: Để tích lũy tiền phải phát triển thương nghiệp, trước hết là ngoại thương, chỉ có ngoại thương mới là nguồn gốc đích thực của sự giàu có, là phương tiện để tạo ra nhiều tiền. Các hoạt động khác không làm tăng thêm của cải. Trọng thương quan niệm: Nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm, muốn tăng của cải phải có ngoại thương nhập dẫn của cải qua nội thương.
     Thứ ba: Lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông mua - bán, trao đổi không ngang giá, là sự lừa gạt giống như chiến tranh. Không một người nào thu được lợi nhuận mà không làm thiệt hại kẻ khác. Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích của dân tộc khác. Trao đổi phải có bên thua, bên được.

       Thứ tư: Trọng thương cho rằng, việc tích lũy tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tích cực can thiệp vào đời sống kinh tế, trước hết phải tích cực điều tiết lưu thông tiền tệ. Mục đích, để thu hút tiền tiền tệ về nước mình càng nhiều càng tốt, để cho tiền ra khỏi nước mình càng ít càng hay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét